• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận tại Công Viên Tượng Đài Chiến Tranh Việt Nam

Trang trọng và đầy đủ nghi thức - buổi lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận do các bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai, thành viên của Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc đứng ra tổ chức thật hoàn hảo.

Thực hiện nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt, các em đã hát hai bài quốc ca Úc-Việt và đọc lời dẫn phút mặc niệm với cả hai ngôn ngữ. Hình ảnh dấn thân của các bạn trẻ với những gương mặt thanh tú, lưu loát tiếng Anh, tiếng Việt đã thực sự gây xúc động, tạo niềm tin và niềm hãnh diện cho các thế hệ cha anh.

"Đây là buổi lễ tưởng niệm cho Ngày 30 tháng Tư năm 1975. Hôm nay là ngày để tưởng nhớ về quê hương và những người thân nhưng cũng là ngày để tán dương cuộc hành trình đi tìm tự do ở một quê hương thứ hai. Chúng tôi xin chào đón tất cả quý quan khách và đồng bào đã đến dự buổi lễ tưởng niệm ngày hôm nay để đánh dấu 43 năm ngày mất nước.

Một ngày mà đối với rất nhiều người, những sự kiện xảy ra vẫn còn thật mới mẻ và hằng sâu trong tâm trí của họ, và đối với một số người khác thì ngày ấy đã trở thành một phần của lịch sử và văn hóa của chính họ. Chúng ta cũng xin bày tỏ lòng tôn kính và vinh danh những người đã chiến đấu để bảo vệ tự do cho Miền Nam Việt Nam, và những người đã bỏ mình trên biển cả hay trong rừng sâu trên đường đi tìm tự do." - đó là những lời mở đầu của hai MC trẻ Jenny Thuy Vy Cao (tiếng Việt) và Albert Lê (tiếng Anh).

Sau đó, một số quan khách được mời lên chia sẽ cảm nghĩ về buổi lễ tưởng niệm.

Ông Gary Collins (Chủ Tịch Hội Quán RSL Sunshine) ngỏ lời - Đây là một buổi lễ đầy xúc động để vinh danh và tưởng niệm những người đã chiến đấu và hy sinh trong cuộc chiến tại Việt Nam. Tiếp theo ông sơ lược về sự tham gia của quân đội Úc trong cuộc chiến và mục đích của hội quán RSL là giúp đở những cựu chiến binh và gia đình trong tình huynh đệ chi binh để tưởng nhớ đến những người đã nằm xuống.

Cô Phượng Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) bày tỏ lòng tôn kính, tri ân (bằng Anh ngữ) đối với sự hy sinh của các chiến binh Úc, của hàng trăm ngàn quân dân cán chính VNCH và lòng cảm thông, cảm phục đối với nỗi đau mất mát và những nghiệt ngã mà gia đình người tử sĩ phải gánh chịu cho mãi đến ngày hôm nay. Hôm nay chúng ta tề tựu về đây để làm lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận, đã hơn 40 năm qua rồi mà tại sao chúng ta lại cứ vẫn tiếp tục làm điều này? Chúng ta có nên để cho quá khứ chìm vào quên lãng? Hay phải chăng như vậy là đã quá đủ? Nếu không thì khi nào mới là đủ? Chúng tôi cứ vẫn tiếp tục công cuộc đấu tranh vì sự công bằng, sự thật và lòng nhân đạo, chúng tôi muốn cho mọi người và thế giới biết về sự thật và hiểu rằng đây là một công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa để lịch sử không bị tái diễn. Cô nói tiếp (bằng Việt ngữ) - Tại sao thế giới lại làm ngơ trước tội ác diệt chủng của CSVN? Phải chăng chúng ta chưa làm đủ trách nhiệm và bổn phận của mình? Phải chăng chúng ta đã bị CSVN ru ngũ để tưởng rằng như thế là đã quá đủ, đã đến lúc quên đi những tội ác đó để hòa hợp hòa giải hay mang tình thương xóa bỏ hận thù. Phải chăng sau khi hưởng được sự tự do, no ấm tại xứ người thì chúng ta lại quên đi đồng bào tại quê nhà đang ngày đêm tranh đấu cho nhân quyền, cho sự toàn vẹn của lãnh thổ. Như thế nào là đủ, như thế nào là mang lại sự công bằng cho hàng trăm ngàn người đã nằm xuống, hy sinh cho chúng ta? Như thế nào là đủ? Khi sự tàn ác diệt chủng của CSVN đối với chính người đồng chủng (anh em, đồng bào ruột thịt của chính mình) vẫn bị thế giới làm ngơ. Như vậy là trách nhiệm của ai? Chúng tôi, BCH (CĐNVTD/VIC), mang nỗi đau đó để tranh đấu cho một sự công bằng trả lại cho những người đã hy sinh. Chúng tôi mang nỗi đau đó để đi tìm sự thật và để nói lên cùng với gia đình của các tử sĩ rằng cha anh của họ đã hy sinh vì chính nghĩa. Chúng tôi tranh đấu và hỗ trợ cho những người đã can đảm đánh đổi mạng sống của mình cho sự tự do tại quê hương. Và đó là trách nhiệm của chúng tôi và của chúng ta.

Ông Peter Smith (Đại diện cho Chủ Tịch RSL Victoria, Dr Robert Webster) - Khi quân đội Úc rút về nước vào năm 1972 thì các chiến binh Úc đã cảm thấy một sự mất mát. Họ có cảm tưởng như là chưa hoàn thành nhiệm vụ và có rất nhiều người mang cái ý nghĩ là mình đã quay lưng lại với người bạn đồng đội QLVNCH. Và đến ngày Sài Gòn thất thủ thì cái "mặc cảm" ấy càng trở nên nặng nề, dằn vặt trong lòng họ cho mãi đến ngày hôm nay. So sánh sự hy sinh của quân đội Úc với sự hy sinh của QLVNCH và người dân Miền Nam Việt Nam để thấy rằng sự hy sinh, mất mát của quân dân VNCH quả thật vô cùng lớn lao. Hôm nay đây, chúng tôi xin ghi nhận sự hy sinh, mất mát vô cùng lớn lao của quân dân VNCH trong công cuộc chiến đấu cho tự do. Nhưng tự do không phải tự nhiên mà có (Freedom is not free) mà phải trả bằng một cái giá thật đắt.

Ông Hoàng Chính Đan (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH Victoria) - 30 tháng Tư 1975 là một biến cố đau thương trong giòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Tưởng niệm Ngày Quốc Hận năm nay chúng ta những người Việt Quốc Gia, các cựu quân nhân QLVNCH phải làm gì? Chúng ta hãy tiếp tục nuôi dưỡng và duy trì ngọn lữa đấu tranh chống CS ... Tại Úc Châu chúng ta tiếp tục ủng hộ và chia sẻ, hợp tác tích cực với Cộng Đồng Người Việt Tự Do trong mọi công tác đấu tranh đặc biệt là mặt trận văn hóa, văn nghệ ... Vì quyền lợi của các nước siêu cường và sự phản bội của người bạn đồng minh, QLVNCH đã bị thất bại trên bình diện quân sự nhưng chúng ta đã chiến thắng trên mặt trận nhân tâm ... 43 năm trôi qua CSVN vẫn ăn mừng trên chiến thắng được trả giá và bằng máu, của sự khởi đầu mất chủ quyền và dần dần mất quê hương vào tay Tàu cộng. Đường chúng ta đi phải đến đích là giải thể chế độ CSVN để mở đường sống cho dân tộc Việt Nam. Tưởng niệm 30 tháng Tư cũng là tưởng niệm cho tất cả những người đã hy sinh trong cuộc chiến. Sau cùng ông Hoàng Chính Đan ngõ lời chúc mừng và cám ơn các người bạn trẻ thuốc Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc đã đứng ra tổ chức buổi lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận ... Và ông đã kết thúc như sau: "Cây tự do, hoa dân chủ và trái nhân quyền sẽ nở rộ trên quê hương trong nững năm tới nếu mỗi người trong chúng ta còn ưu tư, còn thiết tha đến vận mệnh của quốc gia dân tộc."

Bà Margaret Giudice (Thị Trưởng Thành Phố Brimbank) - Đài tượng niệm này mang hình ảnh của những khổ đau nhưng cũng là biểu tưởng cho sự thành tựu của cộng đồng người Việt. Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam bà ngậm ngùi cho người dân Việt và hy vọng rằng chúng ta không phải trãi qua cảnh binh đao, khói lửa của chiến tranh. Và đài tưởng niệm này sẽ không những giúp cho cộng đồng người Việt mà là mọi cộng đồng hồi tưởng, suy nghĩ về quá khứ (để không đi lại vết xe đổ của lịch sử).

Cô Trương Việt Hương (Dân Biểu Victoria), lưu loát bằng cả hai ngôn ngữ Việt & Anh - "... Cứ mỗi năm, Cộng Đồng chúng ta lại tụ họp đễ tưởng niệm quê hương thân yêu đã mất, tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh và để cùng nhau cam kết chiến đấu cho một đất nước Việt Nam tự do. Chúng ta quây quần bên nhau để dạy cho con em biết cội nguồn, biết mình là ai và từ đâu đến sinh sống ở đất nước này. Hôm nay, Cộng Đồng người Việt chúng ta tề tựu về đây, trong ý chí đoàn kết dưới lá Cờ Vàng thân yêu, biểu tượng của ý chí luôn hy vọng trước mọi nghịch cảnh. Và mỗi năm lại có thêm nhiều người thuộc thế hệ kế tiếp. Các em sẽ biết nguồn gốc của mình ở Việt Nam. Các em sẽ biết nhìn mọi người khác trong xã hội dưới một quan điểm mới và có sự cảm thông sâu sắc hơn về sự mất mát và chịu đựng của Thổ Dân bản địa. Các em sẽ biết ghi nhận lòng can đảm cũng như lòng phấn đấu của những di dân và người tỵ nạn mới trên đất này. Chính những gian khổ và hy sinh của thế hệ thứ nhất, của những cựu quân nhân, của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng minh đã củng cố và tăng cường sức mạnh cho quyết tâm của tôi góp sức phấn đấu cho một thế giới dân chủ hơn, công bằng hơn."

Tiếp theo, tiếng nhạc và lời ca trầm buồn, bi hùng của Tommy Nguyễn với "Exodus" qua tiếng vĩ cầm, của Anthony Trần với bài ca "Hallelujah" và ban văn nghệ Viễn Xứ qua ca khúc "30 Tháng Tư buồn" (Nguyễn Nam Việt) đã làm tăng thêm nỗi xúc động về một ngày đau buồn của lịch sử Việt Nam, về nỗi lòng của những người con xa xứ chỉ mong có một ngày về.

Daniel Nguyễn (Đại diện cho các khóa sinh Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2018 và giới trẻ) chia sẽ - Ngày hôm nay sự có mặt của Daniel và em của Daniel tại đây, trên đất nước Úc, là kết quả của một mối tình tỵ nạn. Mẹ Daniel đi vượt biên năm 18 tuổi và đã gặp ba của Daniel tại trại tỵ nạn. Sau 3 năm dài chờ đợi, cho đến khi trại tỵ nạn đóng cửa, thì mẹ may mắn được nhận đi định cư tại Úc nhưng ba thì bị từ chối. Không thúc thủ với số phận, ba đã cùng với 17 người bạn tỵ nạn leo lên một chiếc thuyền ọp ẹp hướng thẳng đến nước Úc và đã được cứu vớt đưa vào hải cảng Hedland (phía bắc của tiểu bang Tây Úc) sau 57 ngày đêm lênh đênh trên biển cả ... Nhờ những sự hy sinh, chịu đựng bao gian khổ của ba mẹ và nhất là sự hy sinh cao cả của bao người đã dũng cảm chiến đấu cho tự do mà ngày nay gia đình của Daniel mới có mặt tại đây. Cho nên, chúng ta (là những người Việt tỵ nạn) phải sống, phải hành xử như thế nào để cho những sự hy sinh ấy không trở thành vô nghĩa. Chúng ta hãy tiếp tục tưởng niệm Ngày Quốc Hận, là một ngày đau buồn nhưng cũng là ngày của một trang sử mới về người Việt tỵ nạn. Chúng ta hãy vinh danh và tri ân những thế hệ đi trước và tiếp bước cha ông tranh đấu cho tự do, công bằng, để lên tiếng cho những người không có tiếng nói (Lược dịch từ bài phát biểu bằng Anh ngữ đính kèm bên dưới).

Sau đó, ông Nguyễn Thế Phong chính thức cử hành lễ tưởng niệm theo nghi thức truyền thống. Lời văn tế "chiêu hồn tử sĩ" các anh hùng tuẩn tiết, những chiến sĩ và đồng bào hy sinh vì tự do vang lên trong không gian lắng đọng, trong làn nhang khói tỏa lên cao tạo nên một khung cảnh thật uy nghiêm.

Để chấm dứt buổi lễ, Jenny Cao (tiếng Việt) và Albert Lê (tiếng Anh) ngỏ lời cám ơn các quan khách cùng đồng bào và một lần nữa nhấn mạnh - "... Trong số các vị ở đây là những người đã trãi qua cuộc hành trình gian khổ, rời bỏ quê hương để tìm đến bến bờ tự do ở đất nước thứ hai. Nước Úc đã dang tay ra đón chào và may mắn hơn là thế hệ thứ hai của chúng tôi đã có cơ hội, môi trường tốt để lớn lên, trưởng thành. Vì vậy chúng tôi rất biết ơn nước Úc và cảm thấy phải có trách nhiệm đền đáp lại công ơn và đồng thời phải giữ nguồn gốc Việt Nam của mình. Đó là tại sao những thành viên trong Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc đã mạnh dạn đứng ra tổ chức buổi lễ tưởng niệm này."

Sau cùng là lễ dâng hoa tưởng niệm diễn ra trong tiếng nhạc nền của ban văn nghệ Viễn Xứ với ca khúc "Anh Đã Ngũ Yên Trên Quê Hương" (Trần Duy Đức) như lời điếu văn xót xa, nghẹn ngào dành cho những người đã nằm xuống trong cuộc chiến bảo vệ tự do cho Việt Nam.

Bóng chiều buông xuống, trời tối dần trên công viên và cái không khí se lạnh đã làm tăng thêm nổi đau buồn khi nghĩ về Ngày 30 Tháng Tư 1975.

Melbourne
29/04/2018

Một số hình ảnh của buổi lễ tưởng niệm - https://photos.app.goo.gl/HjGvh24r1sy11Ccz2

Hình ảnh của cô Phúc An - https://photos.app.goo.gl/C8G5fvBF3pDPJ4RV6

 























 

 ---


Daniel Nguyen's speech

It is an honour to speak to you today, as we gather here to remember the Fall of Saigon and the events that followed all those many years ago.

I am the son of refugees; my parents arrived in Australia in the early 1990s. My mother was only 18 when she left her home to seek a better future. Imagine that? Leaving your home and parents at just 18 years of age.

She and my uncle journeyed to Indonesia, Galang Island. That’s where my mother met my father.

Together, they spent three years at the refugee camp and their love and trust for each other grew. As the refugee camps were closing, my mother was accepted to travel to Australia.

My father, however, was denied. That did not stop him from reaching a land of opportunity.

For 57 days, my father and 17 friends survived a harrowing journey to reach the shores of Australia. Imagine that? Stuck on a rickety boat for nearly two months…

Thankfully, they were rescued by border patrol and landed at Port Hedland.

Having heard this news, my mother, who was in Melbourne, travelled to Port Hedland, where she reunited with my father at the detention centre. They married, celebrated and flew back home to Melbourne, where I was born the following year, in 1995.

The only reason why my sister and I stand here today is because of the sacrifices, the hardships that my parents endured. Their love story, their pursuit of freedom and happiness, ensured that I was born to a land of freedom and that mine and my sister’s dreams, their dreams, can be seen to fruition.

The only reason why my family, and many others, stand here, in this country, is because of the sacrifice and service of the men and women who fought to ensure Australia’s freedom and democracy.

As a young Vietnamese-Australian, I am proud to know the fact that the country of my birth came to the aid of my grandparents’ and parents’ country. To our Australian Vietnam Veterans, your sacrifice, courage and service is why we stand here today.

And though it was a failed campaign, it does not mean that your sacrifice was meaningless. It does not mean that the 521 Australians who went to Vietnam died without meaning.

We must ensure that their deaths were not in vain. It is up to us, the living, to give meaning to their sacrifice. For the only ones who are capable of paying respect to them, are we, the living.

We all share similar stories. Stories of survival, of family, of freedom, grief and love.

Let us never forget these stories; the stories of where we came from. To reflect on these stories not with sadness, but with pride. Let them guide us, to remind us of who we are, of where we came from so that we may build a better tomorrow.

May we continue to observe this day, not only as a day of mourning, but as a day that began the stories of the Vietnamese people. That we pay homage to our predecessors, to continue their legacy in the pursuit for justice and freedom, to give voice to those who do have one.

And to teach others the meaning and importance of the Co Vang; a symbol of heritage and freedom for the Vietnamese diaspora around the world.

Let us remember those who paid the ultimate sacrifice; those who died in conflict and those whose poor souls did not reach the shores of tomorrow.

Let us continue this tradition for many more generations to come.

Daniel Nguyen

Số trang đã đọc

Articles View Hits
907595

Số độc giả đang đọc

We have 24 guests and no members online