• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Đi Buôn

Duy Kỳ còn cái tên khác là Lê Duy Khiêm, cháu đích tôn của Lê Hiển Tông. Vua Lê Hiển Tông qua đời, truyền ngôi lại cho Duy Kỳ. Kỳ lấy niên hiệu là Chiêu Thống.

Sau đó, để củng cố ngôi vị của giòng họ Lê, Chiêu Thống sai Lê Quýnh và Nguyễn Quốc Đống đưa thái hậu và con trai mình qua cửa ải Thủy Khẩu, sang tận Long Châu,để chầu chực Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh, mà cầu viện nhà Thanh.

Cương mục, tức Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, kể lại:

"Thái hậu đưa nguyên tử (con trai Chiêu Thống) đến yết kiến ở trong sân, gào khóc xin cứu viện. Bọn Sĩ Nghị tâu với vua Thanh rằng: tự hoàng nhà Lê đương phải bôn ba; đối với đại nghĩa, ta nên cứu viện. Vả lại, sau khi khôi phục nhà Lê, ta nhân đó, đặt lính thú để đóng giữ. Thế là vừa làm cho nhà Lê được tồn tại, vừa chiếm lấy được An Nam, thật là làm một chuyến mà được hai lợi".

Vua Mãn Thanh thuận cho ngay. Thế là Sĩ Nghị bèn điều động quân lính của bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu, kéo sang nước Nam dưới danh nghĩa là phò giúp nhà Lê. Bọn quần thần Lê Quýnh, Nguyễn Quốc Đống chạy ngựa về trước, tâu lại với Chiêu Thống. Thống được tin rất hân hoan, bèn vội vã sai Tham tri chính sự Lê Duy Đản và Hàn lâm hiệu thảo Trần Danh Án đi đường tắt lên nghinh đón đón quân Mãn Thanh mà đưa vào nước. Nhờ quân binh của Lê Chiêu Thống dẫn đường và nội ứng, hai mươi chín vạn quân của Tôn Sĩ Nghị ồ ạt tiến vào chiếm Thăng Long. Nhà Thanh phong cho Chiêu Thống làm An Nam quốc vương. Kể từ đây, Chiêu Thống hoàn toàn lệ thuộc, phải thần phục nhà Thanh. Dù ngồi ở ngôi vua, Chiêu Thống thực sự chỉ là bù nhìn của quân Thanh. Mọi điều, mọi việc, các thứ từ trong ra ngoài, sinh mệnh dân tộc cùng đất nước, đều trong tay Sĩ Nghị.

Cương mục viết tiếp về Lê Chiêu Thống:

"Nhà vua chủ yếu chỉ dựa vào người Thanh. Khi chia ban quan chức, nhà vua chỉ trao cho các bầy tôi đi theo hộ giá và theo hầu ở hành tại, còn cựu thần và hào kiệt đều không được bổ dùng. Các bầy tôi tay sai cũng không ai nói đến việc ra quân để phục thù mà còn truy lùng bắt bớ những ai chống đối giặc Tàu. Trong kinh và ngoài các trấn, thảy đều chán nản và rời rạc. Cái cơ thành hay bại chỉ một mực tùy theo người Thanh mà thôi. Thế là việc nước không thể xoay xở được nữa"

Lại thêm, An Nam Nhất Thống Chí cũng có lưu truyền rằng:

"Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên Tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Mãn Thanh?". Lại có hôm, vua tới yết kiến, Nghị không buồn tiếp, chỉ cho người đứng ở dưới linh các truyền bảo: "Hôm nay không có việc quân, việc nước gì. Hãy về cung đi!". Đối với quân lính, thì y lại dung túng cho chúng mặc sức làm điều phi pháp, hãm hại với lương dân. Vua Lê tuy biết sự tệ hại ấy, nhưng đã trót mời rước quân Thanh sang, chỉ sợ vì việc đó mà làm mếch lòng chúng, nên không dám nói gì, mà ngược lại còn bảo vệ cho quân Thanh."

May cho vận nước, đầu năm Kỷ Dậu 1789, Bắc-Bình-Vương Nguyễn-Huệ đem quân đánh tan quân Thanh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt.

Thống cùng bầy tôi chạy theo tàn quân Mãn Thanh, rồi chết bỏ xác ở đất giặc: Yên Kinh. Thế nhưng, "Trăm năm bia đá cũng mòn – ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ"; "Lê Chiêu Thống" đã đời đời kiếp kiếp đồng nghĩa với: "buôn dân-bán nước". Chiêu-Thống Lê-Duy-Kỳ đã trở thành một cái tên làm vua mà buôn dân bán nước, chưa từng có trong lịch sử Việt Nam thời ấy.

Trong bối cảnh bạo quyền hèn với giặc ác với dân, rước giặc Tàu vào dày xéo đất nước, Trương Đình Phương có kể câu chuyện đi buôn qua "Lá Gan Người Phương Nam" như sau:

"Giặc phương Bắc rần rật kéo vào kinh thành Thăng Long. Quan và dân rủ nhau chạy loạn.

Năm hôm trước khi mới nghe tin giặc còn cách kinh thành hai trăm dặm Hoàng Thượng và hoàng thân quốc thích đã lặng lẽ rời đến một nơi an toàn.

Trần Tiết, gã bán thịt lợn. Nghe tin giặc sắp tràn tới, vợ gã giục gã:

- Chàng muốn chết hay sao mà còn mổ lợn để bán, có lo soạn sửa mà chạy đi không?

Trần Tiết cười:

- Hiền thê hãy đem các con về bên quê nội Phú Thọ đi, hy vọng với sự phù hộ của các vua Hùng, nàng và các con sẽ bình an. Riêng ta, ta không đi đâu cả.

Khuyên nhủ mãi, chồng vẫn khăng khăng không chịu đi, vợ Tiết lắc đầu ngao ngán cùng con cái gạt lệ phân ly.

Chiều đó, hai mươi chín vạn quân phương Bắc chiếm cứ kinh thành. Bấy giờ kinh thành chẳng khác gì ngôi mộ hoang lớn, không một bóng người, ngay cả gà chó cũng không có nửa con.

Trần Tiết gánh thịt lợn dạo qua dạo lại trước cổng kinh thành rao:

- Ai thịt lợn đây, ba mươi đồng một ký.

Tên tướng giặc ra lệnh cho quân lính gọi gã bán thịt lợn vào. Trần Tiết nghênh ngang đi giữa hàng vạn quân lính giặc, mặt không chút run sợ, vào đến nơi nhìn thấy tướng giặc đang ngồi chệm chễ trên ghế, Tiết hỏi:

- Ngài định mua thịt tôi chăng? Thịt tôi chỉ bán cho người dân Đại Việt, còn với người phương Bắc tôi không bán.

Tướng giặc trố mắt nhìn Tiết bật cười:

- A ha! Tên này khá! Ba mươi năm ta tung hoành năm bắc, trải qua trăm ngàn trận đánh, san bằng hàng ngàn thành trì, đi đến đâu kẻ nào hễ nghe tên ta là sợ vỡ mật, đứng trước ta kẻ nào cũng phải uốn gối khom lưng, chỉ duy nhất nhà ngươi đứng đó còn dám ăn nói xấc xược như thế.

Trần Tiết cười ha hả:

- Ngài không phải phụ mẫu tôi, không phải đức vua của Đại Việt vì cớ gì tôi phải khom lưng trước ngài? Ngài đem quân dày xéo non sông bờ cõi Đại Việt tôi hận không thể lột da uống máu của ngài, hà cớ gì tôi phải sợ ngài?

Tướng giặc nghe những lời đó, bất giác mắt long sòng sọc, da mặt giần giật, đập mạnh tay xuống bàn, thét lớn:

- Hảo hảo, có chút chí khí. Ta rất thích những tên ngang tàng không sợ chết như ngươi.

Rồi hắn dịu giọng:

- Nếu ngươi muốn, đầu quân cho ta, ta sẽ cho ngươi một chức vị xứng đáng trong quân của ta.

Trần Tiết trợn trừng hai mắt nhìn thẳng vào mặt tướng giặc hỏi lớn:

- Thưa ngài, kẻ nhận giặc làm cha có đáng băm vằm chăng?

Tướng giặc đanh giọng:

- Giết!

Trần Tiết tiếp:

- Kẻ luồn trôn liếm gót ngoại bang, quay mặt với sự sống còn của dân tộc, hưởng vinh hoa phú quý trên xương máu đồng bào có đáng cho muôn ngựa phanh thây không?

Tướng giặc thét:

- Chém!

Trần Tiết tiếp:

- Bất cứ kẻ nào vì lợi ích bản thân mà phản bội dân tộc, làm tay sai cho ngoại bang đều không xứng làm con người, đáng bị muôn dân nguyền rủa, trời không dung đất không tha. Thế thì tại sao ngài lại xúi tôi sa vào con đường tội lỗi ấy?

Tướng giặc lông mày dựng ngược cười khoái trá:

- Thú vị, thú vị ha ha, không ngờ đất nước man di mọi rợ này còn có món sản vật lạ kỳ như nhà ngươi. Ta cứ tưởng bọn người phương nam tên nào tên nấy lá gan chỉ bé tý tẹo bằng cái móng tay của ta.

Trần Tiết lớn giọng bảo:

- Xin ngài cho tôi mượn một thanh trủy thủ có được chăng?

Tướng giặc rút thanh trủy thủ bên hông trao cho Trần Tiết nói:

- Đây là thanh trủy thủ trí bảo hoàng thượng ban tặng cho ta, chém sắt như chém bùn.

Trần Tiết đưa một tay cầm lấy, rút ra, ánh sáng từ ngọn trủy thủ làm Tiết lóa mắt, Tiết chậc lưỡi:

- Đồ tốt, đồ tốt.

Tiết thở dài một cái, nhìn lên chính điện, nơi đặt ngai vàng của vua nước Việt, bất giác sa lệ. Tiết nói trong mơ màng:

-  Các ngài chỉ biết một mà không biết hai, người dân Đại Việt chúng tôi lá gan không hề nhỏ mà còn lớn hơn gấp nhiều lần lá gan người phương Bắc các ngài, chỉ có điều vua quan tham sống sợ chết, làm cho ý chí người dân cũng theo đó mà tiêu tán. Than ôi, quan thế ấy, vua thế ấy, non sông gấm vóc này còn chi, còn chi.

Dứt lời Tiết quay trủy thủ đâm thẳng vào bụng. Tướng giặc a lên một tiếng, đánh rơi tách trà vừa cầm lên tay. Thanh trủy thủ sắc lẹm, khứa một đường trên bụng Tiết.

Tiết đưa tay còn lại thọc vào bụng moi từng phần nội tạng ra ngoài, thều thào nói:

- Đấy ngài thấy chưa, ruột chúng tôi cũng có khác gì của các ngài đều là con người cả thôi …

Móc đến lá gan Tiết đã sắp tàn hơi, gượng mà thốt lên:

- Lá gan người Đại Việt là thế này đây thưa ngài … ngài hãy nhìn cho kỹ và nhớ lấy … Một ngàn năm bị các ngài đô hộ, dân tộc này vẫn quật cường đứng dậy đạp lên đầu các ngài … Bây giờ các ngài chiếm được Đại Việt, nhưng rồi chúng tôi sẽ dành lại …

Dứt lời Tiết gục xuống.

Tướng giặc vào sinh ra tử bao phen chưa lần nào run sợ nhưng hôm nay trước cảnh tình ấy, chả rét mà run. Hắn quỳ xuống vái xác Trần Tiết mà rằng:

- Ta lạy ngươi không phải vì ta sợ ngươi mà ta đau tiếc cho một tuấn kiệt không gặp thời. Nếu người phương Nam ai cũng như ngươi thì chúng ta làm sao lấy được Đại Việt một cách đơn giản thế này.

…."

Ấy là chuyện đời xưa!

Ngày nay, lịch sử buôn dân bán nước cho giặc Tàu lại tái diễn!

Máu dân Việt chan hòa nơi các hải đảo Hoàng Sa, Trường sa, Gác Ma,…., trên cả những chiếc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài Biển Đông; cũng bởi bọn giặc Tàu. Thế mà, nhà nước cộng sản lại hèn hạ, luôn miệng bao che và tung hô bọn Tàu cộng phương Bắc bằng các thứ ngôn từ gian manh xảo quyệt như "tàu lạ", "nước ngoài", "Đời đời nhớ ơn Trung Quốc", "Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan", "16 chữ vàng – 4 tốt" …

Ngày nay, khi đảng cộng sản mưu đồ buôn cả giang sơn cho Tàu cộng với cái bộ luật khốn nạn gọi là "Đặc Khu", thì biết bao người yêu nước đã can trường cho bọn giặc tàu cộng và bè lũ nhà nước cộng sản thấy rõ "Lá Gan Người Phương Nam". Họ chấp nhận đổ máu, chịu tù đày, can trường đối đầu với lực lượng đàn áp man rợ của bạo quyền cộng sản.  Từ Sài Gòn đến Hà Nội, các cuộc biểu tình đã diễn ra khắp mọi tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Đồng bào trong nước đã vượt qua nỗi sợ hãi gông cùm đàn áp của bạo quyền, xuống đường để vạch trần tội buôn dân bán nước của đảng cộng sản. Hàng chục ngàn đồng bào từ khắp mọi nơi đổ về Sài Gòn. Dân chúng kéo tới càng ngày càng đông. Người Sài Gòn hát vang vang trong nước mắt những bài hát đang bị cấm đoán: Việt Nam Tôi Đâu, Triệu Con Tim, Trả Lại Cho Dân vang vọng khắp vòng xoay Lăng Cha Cả. Đồng bào đã thét gào trong câm hờn: "Đả đảo "bán đất" cho Tàu Cộng", " Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân"…

Tách! Bập! Bập!

Tách! Bập! Bập! Bùng!

Tuổi trẻ Việt Nam tay vỗ, tay nhịp vào các hộp giấy thô sơ, cất cao tiếng hát. Tiếng hát không chuyên nghiệp, tràn ngập căm hờn. Nhịp đập bập bùng theo nhạc, theo lửa uất hận bừng cháy trong tim:

"Chúng đi buôn, buôn tước buôn quyền
Chúng đi buôn, cho nước đảo điên
Chúng đi buôn, buôn núi buôn non
Buôn tủi hờn, buôn cả giang sơn
Chúng đi buôn, buôn sắc, buôn sầu
Chúng đi buôn nước mắt lòng đau
Chúng đi buôn thân xác xanh xao
Buôn đời mình, buôn cả thâm sâu
Chúng đi buôn, buôn bến, buôn bờ
Chúng đi buôn ánh mắt trẻ thơ
Chúng đi buôn tiếng khóc đơn sơ
Cho đời càng gian khổ cam go
Chúng ăn vuông, ăn méo ăn tròn
Chúng ăn to, ăn bé cỏn con
Chúng ăn trên, ăn dưới ăn ngang
Cho mặc người ai thở ai than
Chúng đi buôn giấy phép văn bằng
Chúng đi buôn công lý với lòng nhân
Chúng đi buôn, buôn nghĩa, buôn danh
Buôn sự thật, buôn cả lương tâm
Chúng ăn chơi xương máu đồng loại
Chúng chơi vui trên kiếp nghèo đói
Chúng chơi sang, chơi xấu, chơi oai
Chơi như đời không còn ngày mai
Chúng đi buôn, chia chác sang giầu
Chúng đi buôn, lừa dối gạt nhau
Chúng đi buôn cho mắt thêm sâu
Nỗi khổ này sẽ còn bao lâu … "


Qua "Chúng Đi Buôn", nhạc sĩ Phan văn Hưng ghi đậm nét nỗi đau của cả dân tộc. Lời nhạc vang động đến lòng người. Tiếng hát hôm nay là tiếng gào thét phẫn nộ, tiếng kêu than của phận người lây lất sống trong một xã hội chủ nghĩa suy đồi mọi mặt, một chế độ gọi là cộng sản đã thối nát đến tận cùng, một "nhà nước" buôn dân bán nước. Tiếng hát, tiếng rên siết khổ đau của lương dân trong gông cùm, của bạo quyền cộng sản bất nhân.


"Rồi một mai em lên non cao
Trông về xa núi rác ngập sầu
Nhưng thành phố chen chúc bụi nâu
Nơi kiếp người tranh thủ miếng đau
Và lòng em sẽ trong xôn xao
Tim thật chân vỡ lên nghẹn ngào
Kẻ cùng khốn trong kiếp khổ lao
Cũng chính là những người đồng bào."
Buôn dân bán nước là trọng tội!
Đừng khinh thường lòng dân kiên quyết!


Hãy quay đầu lại, về với Nhân dân, trước khi muộn màng như cái tên buôn dân bán nước Chiêu- Thống Lê-Duy-Kỳ đã bị "Lưu xú vạn vạn niên"!

Bùi Đức Tính

 

 

Số trang đã đọc

Articles View Hits
912070

Số độc giả đang đọc

We have 116 guests and no members online