• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Melbourne: Văn Nghệ Đấu Tranh Hỗ Trợ Đồng Bào Quốc Nội

Để cùng đồng hành với đồng bào quốc nội không chỉ có những cuộc biểu tình, những buổi thắp nến cầu nguyện,..., mà còn có những buổi văn nghệ đấu tranh giữ lửa và chuyển lửa về quê nhà.

Thay mặt cho Ban Tổ Chức (CĐNVTD/VIC), ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ) trình bày về mục đích của buổi văn nghệ - (1) Cùng nhau nung nấu tinh thần đấu tranh ở hải ngoại và quốc nội khi đất nước đang trong cơn nguy biến, (2) đóng góp vào quỹ tranh đấu giúp cho CĐ có khả năng trang trải phí tổn và tiếp tục công cuộc đấu tranh trong những ngày tháng tới.

Tuy là một trong những ngày lạnh nhất của mùa Đông Melbourne nhưng buổi văn nghệ đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào với nhiều tình cảm nồng ấm. Buổi văn nghệ đã được ca sĩ Anh Đào và ông Nguyễn Long (Viễn Xứ Radio FM88.9) sắp xếp, dàn dựng, tập dợt rất công phu với sự đóng góp của các nghệ sĩ thuộc 3 thế hệ - cao niên, trung niên, và thanh niên. Mọi đóng góp của các ca, nhạc sĩ cho đến chụp hình, quay phim đều mang tính cách thiện nguyện kể cả âm thanh, ánh sáng của anh Tom Vũ.

Riêng phần trang trí sân khấu do ông Nguyễn Long đảm trách, ngoài những hình ảnh các bộ xương cá nói lên thảm họa môi trường Formosa còn có hình tượng một cây nến trắng nổi bật trên nền của sân khấu. Theo lời giải thích của ông Long, cây nến màu trắng có vòng kẻm gai bao quanh tượng trưng cho tình trạng nhân quyền đang bị chà đạp, ngược đãi tại Việt Nam. Nhưng tại sao sáp nến chảy ra lại có màu đỏ nâu? Màu sắc ấy tượng trưng cho máu và nước mắt trộn lẫn với các chất độc trong môi trường, trong thức ăn là những gì mà người dân lành phải hứng chịu dưới chế độ CSVN.

Thay mặt cho ban văn nghệ, ông Nguyễn Long cho biết buổi văn nghệ được trực tiếp livestream cho khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là cho đồng bào quốc nội (một số video clips đã được Hướng Dương bỏ lên youtube - https://www.youtube.com/channel/UCh8BzFpq6zaBT1VmE6fHjD. Chương trình văn nghệ có những tiết mục ca, múa thật đặc sắc qua phần trình diễn của Nhóm Múa Hương Quê, Nhóm Hợp Ca Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC, Nhóm Mây Hồng, Nhóm Ca Đoàn Vô Nhiễm, các nghệ sĩ Melbourne - Anh Đào, Thu Hằng, Thiên An, Hồng Nhi, Thiên Thư, Trung Hiếu, Nguyễn Long, Hồ Hải, các bạn trẻ - Beatrice Trần, Tracey Trần, Timothy Đinh, Andrew Đỗ thuộc các Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc, và đặc biệt, người ca sĩ khách mời, Huỳnh Phi Tiễn đến từ Hoa Kỳ.

"Hát Cho Ngày Sài Gòn Quật Khởi" (Nguyệt Ánh & Việt Dũng) là ca khúc mở đầu cho chương trình để cất lên những tiếng hát đấu tranh. Những tiếng hát ấy đã đưa mọi người trở về quá khứ, về với một "Quê Hương Bỏ Lại" (Tô Huyền Vân) cùng những khóc thương và lời cầu nguyện qua "Bài Hát Cho Quê Hương" (Hồ Hải). Rồi nhớ về "Con Đường Việt Nam" (Trúc Hồ) với bao kỹ niệm, ở đó có những hình ảnh tình tự dân tộc của "Mấy Nhịp Cầu Tre" (Hoàng Thi Thơ) và đêm đêm dưới bóng tre già có những mối tình quê mộc mạc hò đưa "Tình Lúa Duyên Trăng" (Hoài An & Hồ Đình Phương). Hưởng được những ngày tháng thanh bình, người dân hậu phương chạnh lòng tự hỏi ở chốn biên cương người "Lính Nghĩ Gì" (Hoài Linh).  

Và cũng những tiếng hát ấy đã đem mọi người quay trở về với thực tại, về với thảm họa "Miền Trung Biển Chết" (Trần Chí Phúc) với những tiếng kêu gào "Ai Đang Giết Dân Tôi" (Đình Đại). Và đất nước đang mất dần vào tay TC vì bọn CSVN "Nhân Danh Việt Nam" (Trúc Hồ), vì "Chúng Đi Buôn" (Phan văn Hưng) mà bán nước hại dân. Từ tận cùng của khổ đau, những tiếng hát ấy đã bùng lên như những ngọn lửa trong tim thôi thúc chúng ta "Đừng Im Tiếng Mà Phải Lên Tiếng" (Anh Bằng), nhắc nhở con dân nước Việt rằng "Con Có Một Tổ Quốc" (Thơ: Cố ĐHY Nguyễn văn Thuận, nhạc: Huy Cầm) và an ủi Mẹ Việt Nam "Vẫn Còn Đây Các Con Của Mẹ" (Nguyệt Ánh). Những tiếng hát ấy thức tỉnh chúng ta trước viễn ảnh "Việt Nam Tôi Đâu" (Việt Khang) khi "Đất Nước Tôi" (Trúc Hồ) không còn nửa. Đồng thời kêu gọi con cháu Rồng Tiên hãy cùng nhau hợp lòng "Triệu Con Tim Một Tiếng Nói" (Trúc Hồ) làm thành ngọn gió đổi thay từ một ước mơ - "Em Vẫn Mơ Một Ngày Về" (Nguyệt Ánh). Sau cùng toàn ban văn nghệ và đồng bào đã cùng nhau hát vang ca khúc "Trả Lại Cho Dân" (Việt Khang) với đầy hào khí dân tộc truyền về cho quê hương.

Cô Phượng Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) và ông Nguyễn Thế Phong đã tỏ ra rất cảm kích trước tấm lòng của mọi người - Một ngày tuy trời rất lạnh, đồng bào đã không chỉ đến dự buổi văn nghệ với một tấm lòng nồng ấm mà còn rộng rãi đóng góp cho những sinh hoạt đấu tranh, điều này đã nói lên tinh thần đoàn kết và sự quan tâm của người Việt hải ngoại đối với đồng bào ruột thịt ở quốc nội.

Melbourne
19/08/2018
 

Một số hình ảnh của buổi văn nghệ - https://photos.app.goo.gl/QZRniav2nHdkbBd48

 





















 

 

 

 

Số trang đã đọc

Articles View Hits
921713

Số độc giả đang đọc

We have 31 guests and no members online