• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Biểu tình chống CS, độc tài nhân cuộc Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN diễn ra tại Sydney, Úc Châu

Cả khu Sydney Town Hall Square vang dội những khẩu hiệu:


Hun Sen out, out, out!
Xuân Phúc out, out, out!
Thongloun out, out, out!

...

Hun Sen go home!
Suu Kyi go home!
Xuân Phúc go home!

...

Human Rights for Cambodia, now, now, now!
Human Rights for Laos, now, now, now!
Human Rights for Rohingya, now, now, now!
Human Rights for Vietnam, now, now, now!
Down with the communists, down, down, down!


Và dĩ nhiên là không quên kẻ thù chung của vùng Đông Nam Á -

Communist China down, down, down!

Để chính thức bắt đầu cuộc biểu tình, BTC cử hành nghi thức chào quốc kỳ Úc và của từng cộng đồng tham dự. Đây là lần đầu tiên có một cuộc biểu tình nói lên sự đoàn kết giữa các cộng đồng tỵ nạn Việt, Miên, Lào và Miến Điện nhân có cuộc Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN được tổ chức tại Sydney.

Theo nghị trình thì có 10 nước trong vùng Đông Nam Á tham dự Hội Nghị nhưng Phi Luật Tân rút tên nên chỉ còn lại - Brunei, Cao Miên, Nam Dương, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Tân Gia Ba, Thái Lan và Việt Nam, mà trong đó có mặt những người lãnh đạo độc tài, CS như Nguyễn Xuân Phúc (Thủ Tướng VC), Hun Sen (Thủ Tướng Cao Miên), Thongloun Sisoulith (Thủ Tướng Lào cộng) và Aung San Suu Kyi (Thủ Tướng Miến Điện).

Theo ước tính, vào lúc cao điểm, đã có trên 2000 người tham dự cuộc biểu tình tại Sydney Town Hall Square với một rừng cờ (không có cờ Miến Điện) và biểu ngữ của 4 cộng đồng Việt, Miên, Lào và Miến Điện (Rohingya), nổi bật nhất là rừng Cờ Vàng. Theo lời BTC, lúc ban đầu còn có sự tham gia của cộng đồng Phi Luật Tân, nhưng sau đó đã rút lui vào giờ chót với những lý do không rõ ràng.

Được biết một số lớn thành viên thuộc các cộng đồng Việt, Miên, Lào, Miến Điện tề tựu về Sydney từ các tiểu bang xa, một số đã đến đây vào những ngày trước và một số thì rời nhà vào chiều Thứ Sáu, 16/03/2018, đi suốt đêm (trên xe buýt hoặc xe nhà) để đến địa điểm biểu tình cho kịp vào sáng Thứ Bảy, 17/03/2018. Trong số những người tham dự biểu tình có nhiều vị cao niên, có vị đã 96 tuổi, có người phải đi gậy, ngồi xe lăn và có nhiều vấn đề về sức khoẻ nhưng vẫn quyết tâm tham dự cuộc biểu tình để nói lên tinh thần và lập trường của những người tỵ nạn và cũng để làm gương cho giới trẻ.

Những người tham dự biểu tình và những người có đồng quan điểm (với những người biểu tình) đã tỏ ra thất vọng đối với TT Malcolm Turnbull và cho rằng khi bắt tay với các lãnh tụ mafia, khủng bố thì có khác gì TT Malcolm Turnbull đã bắt tay những tên tội phạm với bàn tay vấy máu.

Bà Aung San Suu Kyi đã từng được giải Hòa Bình Nobel, từ một người hùng đã trở thành một người hèn khi làm ngơ trong việc để cho quân đội Miến Điện đàn áp, sát hại, tiêu diệt người dân thiểu số Rohingya (ethnic cleasing). Bà Aung San Suu Kyi là một sự thất vọng vô cùng to lớn đối với người dân Miến Điện và cộng đồng thế giới.

Ông Hun Sen, một nhà độc tài có gốc CS, đã buông lời đe dọa - sẽ theo đến tận nhà và đánh nhừ tử những người biểu tình. Đó chính là cái bản chất gian ác, côn đồ của các lãnh tụ khủng bố, độc tài, mafia, CS.

Thay vì sợ hải trước lời đe dọa của Hun Sen, cộng đồng Cao Miên với sự hỗ trợ của Dân Biểu Hong Lim (tiểu bang Victoria), Thị Trưởng Youhorn Chea (Thành Phố Greater Dandenong, Victoria) và Nghị Viên Meng Heang Tak (Thành Phố Greater Dandenong, Victoria) là cộng đồng đã có số người tham dự biểu tình ngang ngữa với cộng đồng người Việt. Không chỉ thế, cộng đồng Cao Miên còn có một cuộc biểu tình riêng tại Hyde Park vào ngày hôm trước và đốt hình nộm của Hun Sen tại một ngôi chùa ở Sydney. Đó chính là câu trả lời mạnh mẽ nhất đối với những lời đe dọa của Hun Sen.

Những vị đại diện cho các cộng đồng tham dự cuộc biểu tình được lần lượt mời lên phát biểu gồm có: ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu cũng là Trưởng BTC cuộc biểu tình), Dân Biểu Liên Bang Chris Hayes, Dân Biểu (Victoria) Hong Lim (Chủ Tịch cộng đồng Cao Miên Úc Châu), Thị Trưởng (Thành Phố Greater Dandenong, Victoria) Youhorn Chea, Nghị Viên (Thành Phố Greater Dandenong, Victoria) Meng Heang Tak & bà Srey Kang (Đại diện cộng đồng Cao Miên), Dr Bouthone Chanthalavong & ông Soutphayvanh Maokhampheo (Đại diện cộng đồng Lào), ông Harun Harace & ông Sharkiqul (Đại diện cộng đồng Rohingya, Miến Điện), ông Paul Huy (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW), cô Phượng Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), bà Trần Hương Thủy (Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong), BS Bùi Trọng Cường (Chủ Tịch CĐNVTD/QLD), và ông Mark Goudkamp (Phát ngôn viên của Tổ Chức Refugee Action Coalition).

Ông Nguyễn văn Bon - Chúng ta là công dân Úc, chúng ta biểu tình là để lên tiếng bảo vệ quyền lợi và an ninh cho đất nước Úc (đối với sự bành trướng của Tàu cộng) và bảo vệ những giá trị cao đẹp của đất nước Úc mà chúng ta cùng thụ hưởng đó là lòng nhân đạo. Do đó chúng ta không thể làm ngơ trước tình trạng nhân quyền bị chà đạp tại các nước độc tài CS.

Dân Biểu Chris Hayes ("Champion for Human Rights") - Ngoại trừ là những người Thổ Dân, tất cả chúng ta đều là những người di dân, và hôm nay đây chúng ta là những công dân Úc. Chúng ta [chính phủ Úc] phải nhân cơ hội này đối thoại, đòi hỏi các vị lãnh đạo ấy phải tôn trọng nhân quyền. Dân Biểu Chris Hayes cũng đã nhắc đến lời đe dọa của Hun Sen, đối với ông - thật là ghê tởm (abomination) khi một vị lãnh đạo ngoại quốc đặt chân đến nước Úc mà lại buông lời đe dọa những công dân Úc.

Dân Biểu Hong Lim - Ngày hôm nay, chúng ta đang làm nên lịch sử ("We are making history today"). Chúng ta tề tựu về đây để lên tiếng cho những người tại quê nhà và để gởi một thông điệp mạnh mẽ đến cho những nhà độc tài, CS. Ông cho rằng TT Malcolm Turnbull đã thất bại trong cương vị của một vị Thủ Tướng khi không dám lên tiếng chỉ trích Hun Sen. Và xin nhắc nhở cùng TT Malcolm Turnbull rằng trong số những người mà TT bắt tay, có nhiều người có những bàn tay vấy đầy máu ("We would very much like to remind the Prime Minister that many of the hands he's shaking yesterday, today and tomorrow are hands full of blood").

Dr Bouthone Chanthalavong - Chúng ta cùng nhau lên án các nhà lãnh đạo độc tài, CS đang tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN, lên án sự chà đạp nhân quyền - quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo,...

Ông Paul Huy - Cộng đồng người Việt có mặt hôm nay để lên án chế độ thối nát, gian ác CSVN. Suốt trong những năm qua, chế độ CSVN đã không làm được điều gì ích lợi cho dân, cho đất nước mà chỉ biết tham quyền đoạt lợi qua những hành vi tham nhũng, cướp đất bất kể đến cuộc sống của người dân và chủ quyền của đất nước. Việt Nam là một quốc gia có một nền kinh tế bất ổn, thâm thủng ngân sách và có nợ công cao nhất Á Châu. Việt Nam là một trong những quốc gia có tệ nạn tham nhũng cao nhất thế giới. Vì thế ông Paul Huy kêu gọi chính phủ Úc hãy ngưng những chương trình viện trợ, không cộng tác, tiếp tay cho CSVN. Đánh đổi nhân quyền để nhận lấy những quyền lợi thương mại là thiếu đạo đức. Đặt sự trao đổi thương mại lên trên nhân quyền là đi ngược lại những giá trị cao đẹp của nước Úc (It's immoral to exchange human rights for trade. Trade over human rights with Vietnam is against Aussie values).

Bà Srey Kang - Nền dân chủ được thiết lập tại Cao Miên đã bị Hun Sen phá hũy, đảng đối lập bị giải tán và Hun Sen đã trở thành nhà độc tài. Hun Sen là một kẻ bạo lực. Hôm nay chúng ta lên tiếng cho Hun Sen biết rằng ở Úc, một quốc gia tự do, dân chủ, không có chổ cho những kẻ bạo lực như Hun Sen. Tiếp theo, bà đòi trả tự do cho những tù nhân lương tâm, những chính trị gia đối lập, những nhà hoạt động chống cướp đất,... và kêu gọi việc thực thi Hiệp Ước Hòa Bình Paris ký năm 1991 (1991 Paris Peace Accords).

Ông Harun Harace & ông Sharkiqul - Lên án tội ác diệt chủng đối với người dân Rohingya đang diễn ra tại Miến Điện - Người dân Rohingya đã bị xua đuổi ra khỏi quê hương của họ, bị đối xử bất công, bắt bớ, đánh đập, hãm hiếp, sát hại, ... Miến Điện đã dùng đến quân đội, trực thăng, súng đạn,... để tàn sát người dân Rohingya, hiện nay 90% của gần 800.000 dân Rohingya đã biến mất khỏi vùng đất mà họ đang sinh sống. Đồng thời kêu gọi chính phủ Úc có những hành động thích hợp đối với Miến Điện về tội ác diệt chủng đang xảy ra cho người dân Rohingya.

Cô Phượng Vỹ - Không ai có thể bị đe dọa, tấn công, bị tù đày hay bị giết chết khi lên tiếng cổ vỏ cho nhân quyền hay chỉ trích các chế độ độc tài CS. Nhưng những điều đó lại đang xảy ra tại Việt Nam, Cao Miên, Lào, Miến Điện và Phi Luật Tân. Tình trạng đàn áp tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam được liệt vào hạng tồi tệ nhất thế giới. Tình trạng này đã kéo dài trên 4 thập niên. Vậy thì "cái gì gọi là giải phóng đất nước khi người dân không có quyền lên tiếng?!".

Nghị Viên Meng Heang Tak - Chúng ta cùng nhau biểu tình vì có cùng chung một mục đích. Hôm nay chúng ta cùng nhau lên tiếng cho những người ở quê nhà, tiếng nói mạnh mẽ của chúng ta là câu trả lời cho những lời đe dọa của Hun Sen.

Bà Trần Hương Thủy - CSVN là một chế độ tàn ác và có những hành vi đàn áp người dân thô bạo, nhất là đối với phụ nữ Việt Nam khi họ lên tiếng chỉ trích chế độ như trường hợp của Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, ...

BS Bùi Trọng Cường - Hôm nay chúng ta có mặt ở đây để chúng ta nói thay cho 1/4 dân số toàn cầu ... Tình trạng nhân quyền đã trở nên rất tồi tệ tại các nước Á Châu đang sống dưới những chế độ độc tài hay CS. Giao thương là một cơ hội tốt để phát triển quốc gia và để có những tiến bộ về nhân quyền (Trade is an opportunity for country's growth and for the advancement of human rights), nhưng rất tiếc là nhân quyền thường bi gạt ra ngoài các hiệp định thương mại.

Ông Nguyễn Thế Phong nhận xét - Thật là mỉa mai, một trong những điểm trong nghị trình của hội nghị là bàn về việc chống khủng bố, thế mà có một số người tham gia hội nghị lại là những lãnh tụ của các chệ độ khủng bố (độc tài & CS). Thật là ngược ngạo và mâu thuẩn khi đem vấn đề chống khủng bố đi bàn với những lãnh tụ khủng bố. (One of the topics of this ASEAN Summit is about terrroism. It's nothing more ridiculous and more contradictory when you've got a group of murderers, robbers (gangsters), dictators who're terrorising their own people talking about terrosrism. Who are the terrorists here?...)

Ông Soutphayvanh Maokhampheo - Kêu gọi chính phủ Úc và các quốc gia trên thế giới hãy gây áp lực và đòi hỏi nhà cầm quyền Lào phải tôn trọng và thực thi pháp luật bảo vệ nhân quyền. Dùng các tài khoản viện trợ để phát triển quốc gia, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống của người dân. Phá vỡ tham nhũng, chấm dứt tình trạng cướp đất và xây dựng một thể chế dân chủ.

Ông Mark Goudkamp - Bạch hóa và lên án các chính sách, những hành động phi đạo đức và phi nhân quyền của chính phủ Úc đối với những người tỵ nạn - giam giữ và gởi trả người tỵ nạn về lại các quốc gia mà họ đã liều mình trốn chạy. Có thể nói thể chế dân chủ, tự do của nước Úc đang nhỏ máu - máu của người [đang xin] tỵ nạn, của những người bị tước bỏ nhân quyền tại các nước đang sống dưới chế độ độc tài, CS,... trước sự nhắm mắt, làm ngơ của chính phủ Úc. Do đó ông nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải tranh đấu cho nhân quyền ngay tại đất nước Úc chứ không riêng gì cho quê nhà.

Tựu chung, tất cả những lời phát biểu đều lên án tội ác, sự chà đạp nhân quyền của các chế độ độc tài, CS và kêu gọi chính phủ Úc không được đặt những quyền lợi thương mại lên trên quyền con người, không được quyền buôn bán trên những xác người (trading over dead bodies).

Cuộc biểu tình vô cùng sôi động khi những lời phát biểu được xen kẻ với những tiếng hô hào đá đảo của các MC, cùng với sự phụ họa của tất cả mọi người trong đoàn biểu tình. Kèm theo là tiếng trống "trận" dồn dập tạo nên hào khí, làm tăng cao tinh thần và sự hăng say cho đoàn người biểu tình.

Các cộng đồng tỵ nạn Việt, Miên, Lào và Miến Điện (dân Rohingya) đã chung vai, sát cánh, cùng đứng trên một mẫu số chung đó là lên án, tố cáo những tội ác của các chế độ CS, độc tài, khủng bố và tranh đấu cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho những người không có tiếng nói, cho một quê hương mà ai ai cũng mong có một ngày về.

Freedom for Laos!
Freedom for Cambodia!
Freedom for Rohingya!
Freedom for Vietnam!

Sydney
17/03/2018

Một số hình ảnh của cuộc biểu tình - https://photos.app.goo.gl/gNUhzBAJEip4fGRm1
































 

 

 

Số trang đã đọc

Articles View Hits
918720

Số độc giả đang đọc

We have 184 guests and no members online