• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Lễ Giỗ lần thứ III của cố TT Malcolm Fraser

Ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ) nghĩ rằng người mà đã cho chúng ta cơ hội được "sống lại một lần nữa" phải được xem như một người "cha", một người "mẹ", đó chính là vị đại ân nhân Cố TT Malcolm Fraser. Không có TT Malcolm Fraser thì có lẽ không có cộng đồng người Việt lớn mạnh như ngày hôm nay.

Tính đến hôm nay, 20/03/2018, Cố TT Malcolm Fraser đã mất được đúng 3 năm. Số lượng người Việt tham dự buổi tang lễ cùng với những tấm biểu ngữ - "YOU ARE FOREVER IN OUR HEARTS", "REST IN PEACE OUR 'FATHER' AND 'SAVIOUR' MR. FRASER", "FAREWELL TO OUR TRUE CHAMPION OF HUMANITY: MALCOLM FRASER" đã nói lên niềm thương tiếc và lòng tri ân sâu xa của Cộng đồng người Việt đối với Cố TT Malcolm Fraser.

Ông Phong cho biết đây là lễ giỗ lần thứ 3 và cũng là lần cuối mà CĐNVTD/Vic tổ chức dành cho Cố TT Malcolm Fraser. Trong những năm tới, tùy theo ngày giờ thuận tiện, CĐNVTD/Vic chỉ sẽ tổ chức một buổi viếng mộ trong thời gian gần ngày giỗ của Cố TT Malcolm Fraser.

Cô Như Hoàng, MC của buổi lễ, sơ lược qua phần tiểu sử và cuộc đời của Cố TT Malcolm Fraser (1930 - 2015), là Thủ Tướng của Úc từ năm 1975 đến 1983 và qua đời vào ngày 20/03/2015, hưởng thọ 84 tuổi. Tiếp theo, một video ngắn được trình chiếu (https://www.youtube.com/watch?v=AvqTbLYLgX0&feature=youtu.be) để vinh danh và tưởng niệm Cố TT Malcolm Fraser. Sau đó ông Phong, bác Điền Phong và bà Bé Hà đã chính thức cử hành lễ giổ với phần dâng hương và đọc văn tế trong một bầu không khí thật trang nghiêm.

Phát biểu cảm tưởng, nữ Dân Biểu Trương Việt Hương cho biết tuy cô không có may mắn được gặp TT Malcolm Fraser trước đây nhưng cô đã được nghe nói nhiều về những việc làm can đảm và đầy lòng nhân ái của Cố TT. Và trong bài phát biểu đầu tiên tại Quốc Hội, cô Việt Hương đã nói chính nhờ tấm lòng nhân ái của Cố TT Malm Fraser mà ngày hôm nay cô mới được đứng tại nơi đây với cương vị là một người dân biểu. Cô nói tiếp, qua Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc, cô như một đứa trẻ lạc loài tìm lại được nguồn gốc Việt của chính mình, và từ đó cô dấn thân để trở thành một người mẹ tốt hơn, một thành viên tốt hơn của cộng đồng, một công dân tốt hơn với tấm lòng nhân ái mà cô đã thụ hưởng được từ chính sách nhân ái của Cố TT Malcolm Fraser.

Bà Bé Hà chia sẽ là đã tặng Bà Fraser một cuốn sách nấu ăn trong dịp CĐNVTD/Vic làm lễ 100 Ngày cho Cố TT Malcolm Fraser và sau đó Bà Fraser đã vui vẽ cho biết là đã làm được một vài món ăn từ cuốn sách đó. Nói lên điều này bà Bé Hà muốn cho mọi người biết rằng Ông Bà Fraser và gia đình rất quý mến và có cảm tình với cộng đồng người Việt chúng ta.

Trong một dịp gặp gỡ TT Malcolm Fraser vào năm 1998, khi được hỏi han về cuộc sống hiện tại, cô Như Hoàng và một số bạn đã vô cùng hớn hở và cảm động khi nghĩ lại cách đây 20 năm, lúc mới bước chân lên nước Úc với vốn liếng Anh ngữ gần như số không, nhưng nay ai cũng có văn bằng đại học và một cuốc sống ổn định. Cô Như Hoàng và các người bạn đã ngỏ lời cám TT Malcolm Fraser, nhờ có TT mà mọi người mới có ngày hôm nay, có cơ hội để tiến thân và đóng góp cho xã hội. Cô Như Hoàng nghĩ rằng TT Malcolm Fraser rất thương mến và hãnh diện về Cộng đồng người Việt của chúng ta.

Ông Nguyễn Thế Phong cho biết lần đầu tiên ông gặp được TT Malcolm Fraser trong buổi gây quỹ cho Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc 2014. Mặc dầu khả năng tài chánh rất eo hẹp nhưng ông Phong đã cố gắng đấu giá một tấm tranh bản đồ Việt Nam được làm thành bằng những con tem VNCH để làm quà tặng cho TT. Và tấm tranh đó đã được treo ngay trong phòng làm việc của TT. Ông Phong cũng tỏ ra rất hãnh diện về việc thực hiện được một buổi lễ tri ân Cố TT Malcolm Fraser trước tiền đình Quốc Hội Victoria, trong một thời gian kỷ luc, vào buổi chiều cùng ngày với tang lễ.

Trên đây là những cảm nghĩ về Cố TT Malcolm Fraser qua lời chia sẽ của Dân Biểu Trương Việt Hương, bà Bé Hà, cô Như Hoàng và ông Nguyễn Thế Phong. Sau đó ông Phong đã đưa ra những dữ kiện lấy ra từ một bài viết của nhà báo Norman Aisbett nói về những quyết định, những việc làm, những lời nói của TT Gough Withlam khi Sài Gòn trong cơn hấp hối.

Bài viết của nhà báo Norman Aisbett có những điểm (được tóm tắt) như sau:

- Thủ Tướng Gough Whitlam có khuynh hướng thiên tả, có những ảo tưởng sai lầm về CSVN;

- Trong khi Úc đã bang giao với VNCH thì TT Gough Whitlam lại chính thức bang giao với CSVN vào ngày 26/02/1973 sau khi ông lên làm Thủ Tướng Úc ngày 05/12/1972;

- Trong khi CSVN vi phạm Hiệp Định Ba Lê 1973 thì TT Gough Whitlam gởi điện văn cho tòa Đại Sứ Úc tại Hà Nội bày tỏ sự hậu thuẩn CSVN, và hoàn toàn không đề cập tới vấn đề vi phạm Hiệp Định của CSVN trong điện văn gởi cho tòa Đại Sứ Úc tại Sài Gòn;

- Thúc dục vị Đại Sứ Úc tại Sài Gòn tiếp xúc với "thành phần thứ ba" thân cộng tại Miền Nam Việt Nam và yêu cầu TT Thiệu tôn trọng và thực thi nghiêm chỉnh các điều khoản trong Hiệp Định Ba Lê;

- TT Gough Whitlam hứa viện trợ dồi dào cho CSVN một khi chiến tranh chấm dứt;

- Ngày 30 Tháng Tư 1975, khi Sài Gòn rơi vào tay CSVN, chính phủ Gough Whitlam có những quyết định và lời tuyên bố vô trách nhiệm, vô nhân tính, thật đáng hổ thẹn. Trong số hàng ngàn người tìm cách chạy trốn sang Úc thì chỉ có 78 người may mắn (trong đó chỉ có vỏn vẹn 5 người làm việc, cộng tác với Úc được ra đi). Ngay cả hàng trăm nhân viên làm việc trong tòa đại sứ Úc cũng bị từ chối, không cho di tản sang Úc;

- TT Gough Whitlam còn quyết liệt tuyên bố: "I'm not having hundreds of fucking Vietnamese Balts coming into this country with their religious and political hatreds against us!"

.....

Đây là những bằng chứng cho thấy sự kiện TT Gough Withlam bị bãi nhiệm và ông Malcolm Fraser lên làm Thủ Tướng Úc vào năm 1975 với một chính sách nhân đạo, mở rộng vòng tay đón nhận người tỵ nạn, là một điều vô cùng may mắn cho người Việt khi đang rơi vào một thời kỳ đen tối nhất của lịch sử Miền Nam Việt Nam.

Cho nên tổ chức lễ giỗ, thăm viếng mộ phần của Cố TT Malcolm Fraser chỉ thể hiện được một phần nào tấm lòng tri ân của cộng đồng người Việt đối với Cố TT. Thiết nghĩ, người Việt tỵ nạn chúng ta phải là những công dân tốt, có một cuộc sống tốt đối với xã hội thì mới xứng đáng với tấm lòng nhân hậu của Cố TT. Phải sống làm sao để hương linh của cố TT Malcolm Fraser mĩm cười, hãnh diện nơi chín suối và để cho người dân bản xứ quý mến, nể phục và phải suy nghĩ lại về những lời nói, những thành kiến sai lầm, nếu có, về người Việt tỵ nạn.

Melbourne
20/03/2018

 















 

 

 

Số trang đã đọc

Articles View Hits
907199

Số độc giả đang đọc

We have 121 guests and no members online