• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Tân Ban Chấp Hành và Hội Đồng Cố Vấn & Giám Sát CĐNVTD/VIC 2019-2022

Tân Ban Chấp Hành và Hội Đồng Cố Vấn & Giám Sát CĐNVTD/VIC nhiệm kỳ 2019-2021 đã chính thức ra mắt trong một buổi họp khoáng đại được tổ chức tại Đền Thờ Quốc Tổ vào ngày 16/11/2019.

Để bày tỏ lòng kính trọng đối với thế hệ đi trước, ông Nguyễn văn Bon, Tân Chủ Tịch CĐNVTD/VIC, đã nhường phần giới thiệu Hội Đồng Cố Vấn & Giám Sát được thực hiện trước tiên.

Thành viên của Hội Đồng Cố Vấn & Giám Sát CĐNVTD/VIC nhiệm kỳ 2019-2021 gồm có:

  1. Ông Lý Công Thạch (Chủ tịch)
  2. Ông Lâm Quang Cảnh (Phó chủ tịch)
  3. Ông Đỗ Văn Thắng (Thư ký)
  4. Ông Hà Thúc Diễn (Ủy-viên)
  5. Ông Nguyễn Thành Trung (Ủy-viên)
  6. Ông Trần Khánh Dư (Ủy-viên)
  7. Bà Nguyễn thị Phương Thảo (Ủy-viên)

Tân Ban Chấp Hành CĐNVTD/VIC nhiệm kỳ 2019-2021 gồm có:

  1. Ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch)
  2. Ông Nguyễn Thế Phong (Phó Chủ Tịch Nội Vụ)
  3. Cô Celia Trần (Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ)
  4. Anh Andrew Đỗ (Phó Chủ Tịch Kế Họach và Tài Chánh)
  5. Anh Long Trần (Thư Ký)
  6. Cô Tracy Trần (Thủ Quỹ)
  7. Cô Kathy Trần (Phụ Tá PCT Kế Họach và Tài Chánh)
  8. Anh Đình (Thức) Trần (Phụ Tá PCT Nội Vụ)
  9. Cô Claudia Nguyễn (Phụ Tá PCT Ngoại Vụ)
  10. Cô Angie Bùi (Phụ Tá PCT Ngoại Vụ)
  11. Cô Elisa Huỳnh (Phụ Tá PCT Ngoại Vụ)
  12. Anh Kevin Trần (Phụ Tá PCT Ngoại Vụ)

(Có một số thành viên Tân Ban Chấp Hành và Hội Đồng Cố Vấn & Giám Sát vắng mặt vì lý do ngoài ý muốn.)

Với thành phần nhân sự trẻ trung thuộc thế hệ thứ 2 và 1 rưỡi của Tân BCH và những thành viên của thế hệ thứ nhất của Hội Đồng Cố Vấn và Giám Sát đã cho thấy có một sự bắt tay, kết nối giữa hai thế hệ. Một sự cân bằng, hài hòa, bổ túc cho nhau giữa một bên là trẻ trung, năng động và một bên thì dày dặn kinh nghiệm, cùng nhau dấn thân phục vụ cộng đồng.

Ngoại trừ ông Nguyễn Thế Phong và ông Nguyễn văn Bon, các thành viên còn lại của Tân BCH đều là các bạn trẻ đã từng tham dự các Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc trong các năm trước đây. Đây là các bạn trẻ hăng say, đầy nhiệt huyết với một tinh thần phục vụ thiện nguyện. Đi bên cạnh BCH là Hội Đồng Cố Vấn và Giám Sát gồm những người có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, sẳn sàn đóng góp ý kiến để giúp cho BCH hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp hơn.

Ông Nguyễn văn Bon xác định một trong những mục đích chung của Tân BCH là "duy trì sự đoàn kết trong cộng đồng để tạo sức mạnh". Và ngay trong buổi họp đầu tiên Tân BCH đã có một chương trình nghị sự với khá nhiều đề mục để trình bày và bàn thảo không kể những vấn đề nằm ngoài nghị trình được đồng bào nêu lên.

Những đề mục được quan tâm nhất là - việc tổ chức Hội Chợ Tết Canh Tý, tiến trình Dự Án Viện Bảo Tàng, và sự hiện diện của các nghệ sĩ từ Việt Nam sang trong chương trình Giọng Ca Vàng do Tiếng Nước Tôi tổ chức.

Anh Damien Nguyễn, trong vài trò Trưởng BTC HCT, cho biết HCT Canh Tý CĐNVTD/VIC sẽ diễn ra trong 2 ngày 01 & 02/02/2020, lớn hơn, rầm rộ hơn mọi năm, sẽ có một khu trưng bày đặc biệt về Viện Bảo Tàng và có những đặc điểm để vinh danh sự đóng góp của những người đi trước (Pioneers) nhân dịp kỷ niệm 45 năm người Việt định cư tại Úc. Damien hy vọng rằng HCT Canh Tý sẽ để lại những cảm nghĩ tốt đẹp trong lòng khách du xuân.

Theo ông Đỗ văn Thắng thì chúng ta phải làm cái gì đó để bày tỏ lòng biết ơn đến với nước Úc nhân dịp 45 năm người Việt định cư tại Úc (như cuộc gây quỹ cho Bệnh Viện Nhi Đồng Hoàng Gia nhân dịp 40 năm định cư tại Úc, 2015). Đón nhận ý kiến của ông Thắng, ông Nguyễn Thế Phong cho rằng công trình xây dựng Viện Bảo Tàng chính là một "món quà" cho nước Úc, cho người Úc trong đó có người Úc gốc Việt mà mọi người trong chúng ta phải có bổn phận chung vai đóng góp ("Mỗi Gia Đình Một Viên Gạch Xây Dựng Viện Bảo Tàng VN Úc Châu" - http://lyhuong.net/au/index.php/shcd/401-401).

Khi bàn đến vấn đề của chương trình Giọng Ca Vàng và NQ36 thì đồng bào đã đưa ra nhiều dữ kiện và đóng góp ý kiến rất sôi nổi.

Ông Nguyễn văn Thịnh nói rằng trong những sự "đóng góp về văn hóa thì đã có những người lợi dụng vào đó để đưa những nghệ sĩ từ Việt Nam qua và những người này tự vỗ ngực cho mình là những người đấu tranh cho dân chủ, nhưng ở đây chúng tôi đã có đây đủ dân chủ rồi không cần các anh đến đây đấu tranh cho chúng tôi nữa". Ông Thịnh còn cho biết bây giờ những người ấy đã thay đổi, không còn "đấu tranh cho dân chủ" mà ngược lại quay ra thách thức, tấn công trực tiếp CĐ bằng những lời lẽ thô tục, côn đồ.

Để trả lời cho những thắc mắc là tại sao trước đây ca ngợi Tuấn Khanh mà nay lại chống Tuấn Khanh, cô Thiên Giang giải thích - "Trong khoảng thời gian đó Tuấn Khanh là người có những hành động thuyết phục nhất trong việc đấu tranh cho [các nạn nhân] Formosa cũng như ủng hộ cho các anh em đấu tranh trong nước và ở hải ngoại ... phù hợp với thời điểm đó ... Tuy nhiên sau này thì chúng tôi quyết định không ủng hộ các chương trình sau này nửa là bởi vì có những vấn đề tế nhị và mình nhìn thấy được cái sự thay đổi trong tình hình sinh hoạt ..."

Ông Nguyễn văn Bon đã tỏ ra thất vọng về sự vắng mặt của những người đài Tiếng Nước Tôi là những người đã bảo trợ và tổ chức Giọng Ca Vàng, vì đây là dịp để những người liên quan "cùng chia sẻ với đồng bào về những ưu tư mà đồng bào đã có". Với sự làm việc trong sáng, theo một tinh thần dân chủ, tương kính và theo một trình tự chính thức (official protocol), tuy thất vọng nhưng ông Bon cũng sẽ cố gắng tìm cách tiếp xúc, nói chuyện với bên tổ chức Giọng Ca Vàng để có một lời giải thích rõ ràng và để BCH có những hành động thích ứng và cần thiết.

Một lần nữa ông Bon xác định việc BCH CĐNVTD/VIC đặt vấn đề với những người của đài Tiếng Nước Tôi, những người đã bảo trợ và tổ chức Giọng Ca Vàng, không phải vì CĐ chống đài Tiếng Nước Tôi hay chống chương trình Giọng Ca Vàng mà là "thắc mắc" về sự hiện diện của các nghệ sĩ được mời từ Việt Nam sang. Điều này hoàn toàn khác với sư dẫn dắt sai lạc của đài SBS (trong một bài phỏng vấn ông Paul Huy, Chủ Tịch CĐNVTD/NSW) mà cô Uyên Di cho rằng đã gieo vào đầu của khán thính giả câu hỏi - "Tại sao CĐ lại chống chương trình Giọng Ca Vàng?", gây ra ngộ nhận và chia rẽ trong cộng đồng.

Celia Trần cho rằng đối với thế hệ thứ 2 thứ 3 thì "NQ36 rất khó hiểu", cô không hiểu nhiều về CS và mong mỏi được hướng dẫn, học hỏi thêm về các vấn đề này từ các vị thuộc thế hệ thứ nhất.

NQ36 là cái gì? Theo ông Long Nguyễn, những ai thực sự muốn tìm hiểu về NQ36 thì chỉ cần vào Google là có ngay. Nhưng để hiểu được "ý nghĩa" của NQ36, theo ông Phong, người đọc phải biết rõ những ý đồ, mưu mô của CSVN (ẩn chứa bên trong NQ36) là gì (read between the lines).

Thiết nghĩ, để đơn giản hóa "ý nghĩa" của NQ36 và không làm cho các thế hệ trẻ hoang mang, rối trí thì chỉ nên hiểu (mà không cần đọc) NQ36 là một công văn chính thức công khai xác nhận những hoạt động xâm nhập, len lỏi của CSVN vào cộng đồng người Việt hải ngoại, dưới mọi hình thức nhằm lôi kéo, ru ngũ đồng bào, gây chia rẽ trong cộng đồng, và hình thức được CSVN sử dụng triệt để như một công cụ mạnh mẽ nhất là các sinh hoạt về văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật.

Ông Nguyễn văn Bon cho biết là các nghệ sĩ Việt Nam đi ra nước ngoài trình diễn đều nhận được sự tài trợ nhưng đồng thời cũng phải chịu sự kiểm soát chặt chẻ của Bộ Văn Hóa CSVN, ngoài ra tất cả các văn công CSVN còn phải có "khả năng nhận xét chính trị" và đều phải "đi thưa về trình" (viết bản báo cáo).

Cô Uyên Di nêu lên một sự kiện, một kinh nghiệm cá nhân, để chứng minh CSVN "kiểm duyệt rất chặt chẻ các lãnh vực văn hóa, văn nghệ" - Ca sĩ Thành Bùi (dự thi Australian Idol 2008) có một ca khúc được yêu thích lúc bấy giờ, "Mirror Mirror" ("Gương Thần"), viết bằng tiếng Anh cho nên cần phải được dịch ra tiếng Việt khi trình diễn ở Việt Nam và người dịch chính là chồng của cô Uyên Di. Để được phép trình diễn ca khúc này (lời Việt) ở Việt Nam, CSVN đã bắt Thanh Bùi phải giao nộp lý lịch của người dịch, nhưng chồng của cô Uyên Di đã từ chối và cho phép Thanh Bùi lấy tên bất cứ người nào làm tác giả của bản dịch.

Ông Nguyễn Long thì phân tích về con số lời lỗ của một chương trình văn nghệ mà CĐ đã ra thông báo kêu gọi biểu tình (http://lyhuong.net/au/index.php/shcd/399-399) - Chi phí rất lớn: chi phí vé máy bay, ăn ở cho 11 nghệ sĩ, chi phí mướn hall, ban nhạc, quảng cáo,... mà vé VIP chỉ có giá $45 còn hall thì chứa tối đa 500 chổ ngồi. Thử làm một bài toán, lấy giá vé trung bình là $40 X 500 chổ ngồi = $20 000, như vậy chắc chắn là lỗ. Câu hỏi là tại sao biết lỗ mà bầu show vẫn cứ tổ chức, như vậy nguồn tiền tài trợ cho nghệ sĩ, cho bầu show và đôi khi cho cả người đi xem (free) từ đâu mà ra và với mục đích gì? Hỏi tức là trả lời.

Với hai dữ kiên do cô Uyên Di và ông Nguyễn Long đưa ra (xin nghe thêm phần thâu âm) cũng đã quá đủ để mọi người có thể hiểu rõ về NQ36 dưới hình thức văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật. Đối với CSVN văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật chỉ là một công cụ được sử dụng để phục vụ mục đích chính trị.

Buổi họp khoáng đại đầu tiên của Tân BCH CĐNVTD/VIC đã kéo dài hơn giờ quy định vì sự hăng say đóng góp ý kiến và thảo luận sôi nổi của cử tọa, tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều hướng về những mục tiêu chung. Điều này đã nói lên tinh thần đoàn kết và sự hỗ trợ mạnh mẽ của đồng bào đối với Tân BCH CĐNVTD/VIC đang đứng ra gánh vác những trọng trách nặng nề trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng và nhất là trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, giữ vững làn ranh quốc cộng.

Melbourne
16/11/2019

 


Một số hình ảnh của buổi họp khoáng đại – https://photos.app.goo.gl/LzaYbePgNUgGpwe87

 


 

 

 

 

Số trang đã đọc

Articles View Hits
915322

Số độc giả đang đọc

We have 25 guests and no members online