• Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2023

  • Melbourne: Viện Bảo Tàng Việt Nam Tái Khởi Công ngày 26-02-2022

  • Sydney: Lễ Tưởng niệm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo ngày 19-03-2022

  • Wollongong: Diễn hành Ngày ANZAC - 25-04-2022

  • Sydney: Tưởng Niệm Ngày 30 tháng Tư năm 2022

  • Ngày Quân Lực 19/06/2019 ở San Diego

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

  • Canberra: 44 năm Quốc Hận - 30/04/2019

Copyright 2024 - Người Việt Ly Hương - Úc Châu

Melbourne: Lễ Thượng Kỳ VNCH đầu tiên tại thành phố Brimbank nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Theo thông báo của CĐNVTD/VIC, một buổi lễ thượng kỳ đâu tiên sẽ được cử hành tại St. Albans Community Hall vào Chủ Nhật 08/12/2019 nhân Ngày Kỷ Niệm Quốc Tế Nhân Quyền (10 Tháng 12), sau khi Hội Đồng Thành Phố Brimbank, là thành phố có người Việt cư ngụ đông đảo nhất tại Victoria, chính thức công nhận Cờ Vàng vào ngày 16/04/2019.

Nhưng khi vừa bước chân đến nơi, đồng bào và ông Nguyễn Thế Phong (PCT CĐNVTD/VIC) đã tỏ ra rất bất bình vì địa điểm được sắp xếp hoàn toàn không thích hợp cho buổi lễ thượng kỳ - một nghi lễ mang tính cách trang trọng và thiêng liêng.

Khi nhận được sự phản ảnh từ ông Phong cũng như từ những người tham dự, ông Daniel Hogan (Giám Đốc lo về Vận Động, Hợp Tác và Cộng Đồng tại Hội Đồng Thành Phố Brimbank) đã chân thành ngỏ lời xin lỗi cộng đồng người Việt khi hiểu rõ lý do tại sao đây là một điều không thể chấp nhận được.

(Sự việc đáng tiếc xảy ra có lẽ là vì chỉ thị từ trên đưa xuống, thông qua nhiều ban ngành khác nhau trong hệ thống điều hành, đã không được truyền đạt, diễn dịch rõ ràng và đã trở thành "tam sao thất bổn" khi đến nhân viên thừa hành.)

Ngay cả hai Nghị Viên người Việt cô Phạm Duyên Anh và cô Trương Thiên Kim (nay là Phó Thị Trưởng Thành Phố Brimbank) cũng ngỡ ngàng trước sự việc đáng tiếc. Khi được cho biết về chuyện này, bà Georgina Papafotiou, Thị Trưởng Thành Phố Brimbank, đã tỏ ra rất tức giận.

Ngay sau đó, lễ thượng kỳ được dời ngay qua bên hông, ở góc đầu Community Hall, nhìn ra là một sân cỏ rộng rãi, khoáng đãng, rất lý tưởng cho việc cử hành buổi lễ.

Tuy không có cột cờ để thượng kỳ nhưng lại là một điều hay khi hai lá Quốc Kỳ Úc Việt và lá Quân Kỳ QLVNCH được toán Quốc Quân Kỳ long trọng, uy nghiêm rước đến trước "khán đài" để cử hành nghi thức chào Quốc Kỳ - Ban hợp ca Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC hát Quốc Ca Úc-Việt, hai em Beatrice Trần và Bùi Xuần Cường đọc lời Mặc Niệm.

Bù lại cho sự việc đáng tiếc xảy ra, buổi lễ thượng kỳ đã là dịp để cho lá Quân Kỳ QLVNCH cùng được tôn vinh. Trong tất cả các buổi lễ thượng kỳ ở các thành phố công nhận Cờ Vàng, có lẽ đây là lần đầu tiên và duy nhất có sự hiện diện của lá Quân Kỳ QLVNCH với tâm niệm: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.

Sau lời chào mừng quan khách và đồng bào của ông Nguyễn Thế Phong (Đại diện CĐNVTD/VIC) là phần phát biểu của cô Phượng Vỹ (Chủ Tịch Hội Đồng Đa Văn Hóa Sự Vụ Victoria), bà Georgina Papafotiou, Ông Nguyễn Thế Phong, ông Nguyễn Định (Chủ Tịch Hội CQN QLVNCH/VIC), Ông Gary Collins (Chủ Tịch RSL Sunshine) và em Bùi Xuân Cường.

Cô Phượng Vỹ ngỏ lời cám ơn đặc biệt đến với Hội CQN QLVNCH/VIC đã giúp cho giới trẻ giữ được trong lòng hình ảnh lá Cờ vàng, đồng thời bày tỏ sự thất vọng đối với Hội Đồng Thành Phố về địa điểm dựng cột cờ.

Cô Phượng Vỹ xúc động nói rằng là người Úc gốc Việt chúng ta phải hãnh diện với những gì chúng ta đã đạt được, đó là nguyện vọng được Hội Đồng Thành Phố Brimbank công nhận lá Cờ Vàng. Và cô đã mạnh mẽ xác nhận rằng Cộng Đồng không có ý gì khi đưa kiến nghị với Hội Đồng Thành Phố ngoài việc cộng nhận Cờ Vàng là một biểu tượng cho cộng đồng người Việt tại Úc châu ("The flag is a symbol of the Vietnamese in Australia"), tượng trưng cho lòng yêu chuộng tự do, sự đấu tranh cho cuộc sống, những đóng góp cho xã hội, cho quê hương thứ hai.

Lời nói đầu tiên của bà Thị Trưởng Georgina Papafotiou là lời xin lỗi chân thành nhất ("My sincerest apologies") đối với cộng đồng người Viêt về điều đáng tiếc đã xảy ra. Bà hứa là sẽ đem vấn đề này ra bàn thảo vào ngay ngày mai và cho sửa đổi những việc làm sai sót. Bà nhấn mạnh - Buổi lễ hôm nay đánh dấu lần đầu tiên Cờ Vàng được tung bay tại Thành Phố Brimbank như là một biểu tượng mang một ý nghĩa quan trọng đối với cư dân người Việt, là một trong những sắc tộc nổi bật nhất tại địa phận Brimbank. Bài phát biểu, lời Việt, của bà Thị Trưởng đã được cô Thiên Kim đọc ngay sau đó.

Ông Nguyễn Thế Phong nói rằng - Sở dĩ buổi lễ thượng kỳ được tổ chức nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền là để lên tiếng về tình trạng nhân quyền quá tồi tệ tại Việt Nam và cũng vì lý do ấy mà người Việt đã có mặt trên đất nước Úc với tư cách tỵ nạn. Buổi lễ hôm nay cũng là để tưởng niệm và vinh danh các chiến binh Úc và VNCH đã hy sinh dưới lá Cờ Vàng, và cũng để hướng lòng về những nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Đây còn là dịp để giúp cho giới trẻ nhất là các con em đã từng tham dự Khóa Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc hiểu về nguồn gốc của người Việt tỵ nạn, tiếp nối thế hệ cha anh nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ lá Cờ Vàng. Không một chế độ nào có thể cấm đoán hay phá hũy lá Cờ Vàng vì Cờ Vàng nằm trong lòng của những người Việt yêu chuộng tự do.

Ông Nguyễn Định cho rằng - "Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ biểu tượng cho truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh cho tự do, dân chủ và biểu tượng cho cuộc hành trình giữa sự sống và cái chết của những người Việt tỵ nạn ... Nhân dịp Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, hai chữ "Nhân Quyền" chắc chắn sẽ làm cho người Việt tỵ nạn chúng ta có hai cảm tưởng khác nhau - chúng ta vui sướng và hãnh diện vì được sống trong một quốc gia dân chủ, tự do ... nhưng nghĩ về Việt Nam thì chúng ta quá đau buồn bởi vì cái quyền căn bản của con người trong 70 năm qua đã bị vùi dập bởi chế độ CS ..."

Ông Gary Collins bày tỏ sự ủng hộ về việc Cờ Vàng được công nhận và tung bay tại Thành Phố Brimbank. Nhân dịp này ông đã nhắc lại sự tham chiến của Úc trong cuộc chiến tranh Việt Nam, [chiến đấu dưới lá Cờ Vàng]. Và ông ngỏ lời cám ơn và tỏ ra rất hãnh diên về Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Úc-Việt đã được xây dựng ngay bên cạnh khuôn viên RSL Sunshine do công sức đóng góp của cộng đồng người Việt.

Em Bùi Xuân Cường nói về ý nghĩa lá Cờ Vàng của quốc gia VNCH - "... Màu vàng là màu quốc thổ, chủ quyền, và màu da của chúng ta. Màu đỏ tượng trưng cho lửa, biểu tượng cho sự dũng cảm, và nền độc lập. Ba sọc đỏ có kích thước bằng nhau, đại diện cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung và Nam. Mặc dù ba sọc đỏ riêng biệt, tất cả ba sọc đều trên một nền màu vàng – tức là ba miền cùng một nhà Việt Nam, với tất cả các miền được thống nhất, và bằng nhau ... Lá cờ vàng mới thật sự là cờ đại diện cho dân tộc Việt Nam ..." (xin nghe phần thâu âm hoặc đọc trọn bài phát biểu, Anh & Việt, đính kèm bên dưới)

Lời phát biểu hùng hồn của Xuân Cường cùng với những chứng cứ lịch sử và lý lẽ thuyết phục đã làm cho mọi người vô cùng xúc động, cảm kích. Thật đáng thán phục và ngạc nhiên khi được biết em Bùi Xuân Cường sinh ra và lớn lên tại Úc nhưng tiếng Việt rất lưu loát, lại còn tự tìm hiểu, học hỏi về nguồn gốc, văn hóa và những giá trị nhân bản của người Việt tỵ nạn. Người thán phục Xuân Cường nhất là TS Trần Mỹ Vân (OAM & AM), Cựu GS Đại Học South Australia, đến từ Nam Úc, đã tìm đến bắt tay và không ngớt lời khen ngợi Xuân Cường vào cuối buổi lễ.

Phần phát biểu được xen kẻ bằng hai ca khúc "Lá Cờ Thiêng" (Hoàng Tường) và "You raise me up" (Brendan Graham / Rolf Lovland). Em Huy Bảo đã mượn lời ca của bản nhạc "You Raise Me Up" để nói lên lòng biết ơn đối với người dân và đất nước Úc đã mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận, cưu mang người Việt Tỵ nạn. Lời ca và tiếng hát của Huy Bảo đã đi thẳng vào lòng của các quan khách Úc.

"Lá Cờ Thiêng" không chỉ là một ca khúc có ý nghĩa và rất phù hợp cho buổi lễ mà thêm vào đó còn có giai điệu và tiếng ca hào hùng của ban hợp ca Hội Phụ Nữ đã làm cho hình ảnh lá Cờ Vàng tung bay trong tâm trí mọi người Việt với thật nhiều cảm xúc.

Lời của ca khúc "Lá Cờ Thiêng" và bài phát biểu của Xuân Cường như hòa chung một nhịp điệu -

"...

Ta dân Việt quyết không sờn đấu tranh
Gương anh hùng nuôi chí lớn
Luôn bảo vệ quê hương
Phất cao cờ dân tộc
Màu vàng da Việt Nam
Màu vàng của TỰ DO!
Ta người Việt lưu vong
Ta người Việt tị nạn
Ta dân Việt muôn đời
Tổ Quốc ơi! Quê Hương ơi!
CỜ VÀNG ơi! Mẹ Việt Nam ơi!

..."

Để kết thúc buổi lễ, Tracy Trần (Đại diện CĐNVTD/VIC) ngỏ lời cám ơn đồng bào và quan khách, đặc biệt là hai bà Thị Trưởng và Phó Thị Trưởng Thành Phố Brimbank. Tracy nhắc lại - Một Phút Mặc Niệm là để tưởng niệm những người đã hy sinh dưới lá Cờ Vàng, Cờ Vàng là biểu tượng của người Việt tỵ nạn và đã được mang theo trong lòng của những người bỏ nước ra đi tìm tự do, cho nên công nhận và để Cờ Vàng được tung bay tại Hội Đồng Thành Phố là một sự khích lệ cho việc hội nhập và những đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt cho đất nước Úc.

Sự đóng góp hăng say của các bạn trẻ như Beatrice Trần, Tracy Trần, Huy Bảo, Xuân Cường,... trong việc tổ chức các buổi lễ thượng kỳ (làm MC, ca hát, phát biểu,...) đã tạo nên niềm hãnh diện và một niềm tin ở các thế hệ cha anh trong tinh thần bảo vệ lá Cờ Vàng là biểu tượng cho cộng đồng người Việt tỵ nạn, cho công cuộc đấu tranh cho Việt Nam.

Melbourne
08/12/2019

Một số hình ảnh của buổi lễ - https://photos.app.goo.gl/FxFQKWiDLrKUB6A38































 

 

 

 

---

 

Today’s flag raising ceremony marks International Human Rights Day. But how does that flag, the yellow flag with the three red stripes, relate to human rights? What does it represent?

In the year 40 AD, the Trung sisters first used a yellow flag to represent the country. After multiple iterations, in 1890, Emperor Thanh-Thai added three red stripes, making the flag you see in front of you today, our national flag.

The yellow background represents the Vietnamese nationality; the colour of our skin. The red represents fire, and is a symbol of heroism, and of independence. The three equal red stripes represent the three regions of Vietnam: North, Central and South. Although separate stripes, they share the same background – that is to say, the same Vietnamese home, with all regions being unified and equal.

The yellow flag has a long history – thousands of years representing the Vietnamese people, not just in recent years. Through many dynasties, the colour yellow has been used. Whether it was a red circle, a single red line, or three red lines, the yellow flag has remained a constant for all of us – solidarity, independence, Vietnamese. It is the flag representing the people.

This was until the red flag with the yellow star, the flag representing the Communist Party of Vietnam appeared. After breaching the 1954 Geneva agreement and the 1973 Paris Peace Accord, the communists invaded and took over South Vietnam in 1975. The oppression, the torture, the persecution, experienced under the communist regime led to a mass exodus of Vietnamese people, leading to hundreds of thousands of boat people perishing at sea, according to the United Nations High Commission for Refugees. The red flag represents nothing but suffering, oppression, and detainment – it serves the party, and nothing else.

For those lucky enough to survive the journey, they had to rebuild their lives from the start, but it was now in a country that respects freedom, democracy and human rights, such as ours here in Australia. These Australian values are what all Vietnamese people hold dear.

Across many municipalities, including here in the City of Brimbank, Vietnamese people have settled down, and started integrating themselves within the Australian society, and contributing to make the place we all live and work a better place. Businesses have thrived, and the next generations of Vietnamese people are taking up jobs in all different industries, from medical, to information technology.

It would be remiss of me not to thank the support of the City of Brimbank for allowing this opportunity for the Vietnamese Community to express our gratitude towards Brimbank in particular, and to Australia in general, for being accepting, and allowing us to fit in.

The success of Vietnamese people here can be attributed to the values we hold. The flags you see here today, the Australian flag, and the free Vietnamese flag, represent our desire for upholding freedom, democracy and human rights, our desire for prosperity, for equality, and for success.

With the federation star representing our Australian states and territories together, and the three red stripes representing the three regions of Vietnam together, our shared values of freedom and democracy, and respect for human rights, underscores all.

On a day such as today, being the International Day of Human Rights, it is more important than ever to highlight how critical it is to have human rights be respected for a society to reach its full potential. With the increasing number of human rights activists being imprisoned, with many cases where the sentence is over a decade, and increasing censorship, it is crucial for us to step up and do our part to stop this injustice. Australia has recently become a strategic partner with Vietnam, and now is the time we all have to lobby with our MPs, so the Australian government puts pressure on Vietnam to alleviate its egregious human rights situation.

I hope, that one day in the near future, the free, yellow Vietnamese flag with the three red stripes, can join the Australian flag, at all municipalities across Australia, to show how important our shared values of freedom, democracy, and human rights are, especially in today’s world.

Thank you.



Hôm nay là ngày lễ thượng kỳ cờ vàng đầu tiên tại thành phố Brimbank, là một ngày trọng đại và xúc động đối với toàn thể cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại nước Úc nói riêng, và trên toàn thế giới nói chung. Hôm nay, cũng nhằm vào ngày lễ quốc tế nhân quyền, vì thế càng tăng thêm phần giá trị của buổi lễ thượng kỳ hôm nay. Cờ vàng ba sọc đỏ liên quan đến nhân quyền như thế nào, và tượng trưng cho những gì?

Vào năm 40 sau Công Nguyên, hai bà Trưng, lần đầu tiên đã xử dụng cờ vàng để đại diện cho đất nước. Sau nhiều lần thay đổi, vào năm 1890, vua Thành-Thái dùng quốc kỳ là lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Màu vàng là màu quốc thổ, chủ quyền, và màu da của chúng ta. Màu đỏ tượng trưng cho lửa, biểu tượng cho sự dũng cảm, và nền độc lập. Ba sọc đỏ có kích thước bằng nhau, đại diện cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung và Nam. Mặc dù ba sọc đỏ riêng biệt, tất cả ba sọc đều trên một nền màu vàng – tức là ba miền cùng một nhà Việt Nam, với tất cả các miền được thống nhất, và bằng nhau.

Cờ vàng đã được sử dụng hàng ngàn năm qua, không chỉ trong những năm gần đây. Qua nhiều triều đại, màu vàng đã được xử dụng. Cho dù cờ có một vòng tròn đỏ, một sọc đỏ, hay ba sọc đỏ, cờ vàng vẫn là truyền thống xuyên suốt trong lịch sử dân tộc. Lá cờ vàng mới thật sự là cờ đại diện cho dân tộc Việt Nam.

Ngược lại, cờ đỏ sao vàng chính là lá cờ của ĐCSVN. ĐCSVN vi phạm hiệp định Geneve 1954 và hiệp định Ba-Lê 1973, cộng sản đã xua quân xâm lăng và cưỡng chiếm miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sự áp bức, tra tấn, và đàn áp người dân dưới chế độ cộng sản, đã khiến hằng triệu dân Việt phải bỏ nước ra đi, và dẫn đến hằng trăm ngàn thuyền nhân đã bị vùi thây trong lòng biển cả, theo Cao Ủy LHQ. Cờ đỏ chỉ thể hiện sự đau khổ, và sự giam cầm – cờ đỏ không phục vụ cho dân, mà chỉ phục vụ cho đảng cộng sản mà thôi.

Những người may mắn sống sót sau những cuộc vượt biên, vượt biển, họ đã mất tất cả, nhưng bây giờ, họ được xây dựng lại cuộc sống tốt đẹp trong một đất nước tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền, như nước Úc chúng ta.

Trên khắp các thành phố nước Úc, bao gồm thành phố Brimbank, người Việt đã định cư và bắt đầu hòa nhập vào xã hội Úc, và đã đóng góp nhiều công sức, làm cho quê hương mới được thêm phần phồn vinh. Doanh nghiệp người Việt đạt nhiều thành công, và các thế hệ tiếp nối người Việt, đang đảm nhận công việc trong tất cả ngành nghề khác nhau, từ y tế, đến công nghệ thông tin. Nhân dịp nầy, con xin phép được đại diện cho người Việt tỵ nạn tại tiểu bang Victoria, rất cám ơn sự hỗ trợ của HĐTP Brimbank, vì đã cho phép Cộng Đồng người Việt chúng tôi được có cơ hội hôm nay để bày tỏ lòng biết ơn đối với HĐTP Brimbank nói riêng, và nước Úc nói chung, vì đã tạo cơ hội cho chúng tôi được hòa nhập vào xã hội Úc.

Lá cờ Úc và lá cờ vàng Việt Nam, đều thể hiện cho sự tự do và dân chủ, sự tôn trọng nhân quyền và bình đẳng, và sự mong muốn thịnh vượng. Nhờ những gía trị nầy, người Việt mới được thành công như ngày hôm nay.

Nhân ngày quốc tế nhân quyền, với trọng tâm nêu lên sự cần thiết của nhân quyền đối với xã hội muốn phát triển. Trong xã hội cộng sản Việt Nam ngày nay, nhân quyền bị chà đạp – với bằng chứng những nhà đấu tranh dân chủ trước sau đều bị bắt vào tù, với những bản án rất nặng nề. Con ước mong mọi người chung sức đấu tranh, để có một nước Việt Nam thật sự có dân chủ và tự do.

Trong tương lai, CĐNV tỵ nạn Úc Châu mong mỏi rằng lá cờ vàng chính nghĩa truyền thống của dân tộc Việt Nam sẽ được tung bay khắp các HĐTP còn lại trên nước Úc.

Con xin cám ơn

 

 

 

 

 

 

 

Số trang đã đọc

Articles View Hits
907759

Số độc giả đang đọc

We have 212 guests and no members online